Ai cũng muốn có 1 Profile hoành tráng, nằm trong Top tìm kiếm của LinkedIn nhưng làm thế nào để đạt được không phải ai cũng biết. Nhiều người thì dùng tiền mua tài khoản “VIP”, nhưng nhiều người chỉ cày bằng cơm cũng có thể khiến “bọn có tiền” mắt tròn mắt dẹt.
Dưới đây là những Tips “thần kì” giúp bạn “đánh bóng” Profile của bản thân trên LinkedIn. Đặc biệt nếu bạn đang rơi vào tình cảnh “Who’s Viewed Your Profile” giảm thảm hại, những mẹo này thậm chí còn có thể tái sinh hoàn toàn hồ sơ của bạn, cải thiện kết quả tìm kiếm, lượt xem và khiến cho đám “audience” trầm trồ thán phục.
HOÀN THIỆN HỒ SƠ (FINISH YOUR PROFILE)
Theo khảo sát của LinkedIn, người dùng có hồ sơ hoàn thiện nhận được cơ hội nhiều gấp 40 lần so với bình thường (cơ hội ở đây được hiểu là lời mời ứng tuyển, tư vấn hoặc cơ hội làm ăn kinh doanh). Hồ sơ LinkedIn chính xác là 1 bản CV điện tử. Bạn có thể điều chỉnh, bổ sung hồ sơ liên tục, linh động hơn rất nhiều so với hồ sơ bản cứng thông thường. Chỉ riêng điểm này đã giúp bạn nổi bật hơn hẳn so với các “đối thủ” khác.Để đạt được Điểm bầu chọn tối đa (một cách không chính thức) từ LinkedIn, các hạng mục “bắt buộc” phải hoàn thiện bao gồm:
- Lĩnh vực và địa điểm làm việc
- Vị trí hiện tại, bao gồm mô tả công việc chi tiết
- Trình độ học vấn
- Tối thiểu 3 kỹ năng nổi bật
- Tối thiểu 50 connections
Bonus tips:
- Đừng quá sáng tạo trong phần Tên (Name) nhưng nhớ bổ sung thêm các bằng cấp chứng chỉ chuyên nghiệp hay các danh hiệu cụ thể (ví dụ như MBA, Jr., PMP)
- Đừng sử dụng các biểu tượng, con số, ký tự đặc biệt, địa chỉ email hoặc số điện thoại trong phần Tên bởi vì nó có thể khiến Hồ sơ LinkedIn của bạn khó được tìm kiếm.
- Số ký tự giới hạn: 60
DÙNG ẢNH ĐẠI DIỆN (Profile Photo) CÓ KHẢ NĂNG “ĐẠI DIỆN” CHO NGÀNH NGHỀ CỦA BẠN.
Ấn tượng lần đầu gặp mặt luôn quan trọng. Ảnh đại diện là “khuôn mặt” của bạn mà mọi người sẽ tiếp xúc đầu tiên trên LinkedIn. Điều quan trọng nhất là nó phải tạo được sự TIN TƯỞNG. Một bức hình đúng chuẩn sẽ giúp cơ hội bạn được tìm thấy trên LinkedIn cao hơn 7 lần.
Vậy thế nào là đúng “chuẩn”? Nếu bạn là giám đốc sáng tạo, ảnh đại diện của bạn cũng phải có nét phá cách và cá tính thay vì tạo dáng truyền thống thông thường. Profile Picture của Giám đốc Cộng đồng CMI Monina Wagner là một ví dụ: sắc cam nóng bỏng đã đủ làm nhãn áp của người xem tăng vọt rồi.
Nhưng dù thế nào cũng đừng bao giờ dùng 1 bức hình tự sướng, logo công ty hay ảnh ọt âu yếm với các bạn thú cưng (trừ khi bạn là bác sỹ thú y) hoặc ảnh ghép từ nhiều tấm ảnh khác nhau làm hình đại diện . Những hình ảnh này có thể hủy hoại thương hiệu cá nhân của bạn đấy. Nếu mọi người không thể nhận ra bạn ngoài đời khi trực tiếp gặp tại 1 sự kiện nào đó, hãy đổi hình đại diện LinkedIn ngay nhé.
Bonus tips:
- Hãy chú ý quan tâm đến nền của Ảnh đại diện. Hãy chọn những tông màu sáng (như màu cam chẳng hạn) sẽ giúp bạn nổi bật giữa “đám đông”, đặc biệt là với kích thước nhỏ như hình đại diện. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
- Nếu được hãy sử dụng hình đại diện chung cho tất cả các kênh social – điều này cực kì có ích trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn
- Hình đại diện kích thước lý tưởng nhất là 400 nhân 400. Chiều rộng hoặc chiều dài không vượt quá 20,000. Dung lượng file không vượt quá 10MB.
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA ẢNH BÌA (BACKGROUND PHOTO)
Tận dụng ảnh bìa một cách thông minh để kích thích trí tò mò mọi người, xây dựng niềm tin và giúp người xem có cái nhìn toàn cảnh về bản thân bạn: bạn là ai, bạn làm gì và lý do tại sao họ nên kết nối với bạn. Ví dụ, nếu bạn là nhà văn hoặc nhà tư vấn, hãy để ảnh bìa là bìa sách của bạn.
Nếu bạn muốn truyền thông cho thương hiệu công ty thì có thể học tập cách sử dụng ảnh bìa của cô gái Michele Linn của CIM.
Thể hiện sự tự hào đối với thương hiệu, công ty mà bạn đang làm việc:
Bonus tips:
- Hãy xem xét đến các yếu tố này khi tạo ảnh bìa của bạn:
– Tạo hình ghép (tham khảo ví dụ ở trên)
– Tranh thủ quảng bá về công ty/sự kiện của công ty (tham khảo ví dụ ở trên)
– Thể hiện sự tự hào đối với công ty của mình (tham khảo ví dụ ở trên)
- Nếu được thì nên tự tạo ra ảnh bìa theo cách riêng của mình, hoặc có thể thuê thiết kế chuyên nghiệp (nếu khả năng tài chính của bạn cho phép)
- Nếu bạn không có ngân sách và thời gian để thiết kế ảnh bình thì LinkedIn có tích hợp chức năng này (dành riêng cho các tài khoản trả phí). Chọn ngành nghề có liên quan và LinkedIn sẽ cho ra cả 1 kho ảnh để bạn lựa chọn. Bạn có 1 tháng dùng thử miễn phí đấy.
- Ảnh bìa kích thước 1000 nhân 425 hoặc 4000 nhân 4000 là lý tưởng nhất. Dung lượng không được vượt quá 4 MB.
SỬ DỤNG CÁC TỪ KHÓA TRONG TIÊU ĐỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN (HEADLINE)
Tiêu đề (nằm ngay dưới Tên của bạn) là Yếu tố quan trọng NHẤT khi tạo Hồ sơ LinkedIn. Các thuật toán của LinkedIn dường như chỉ dùng Tiêu đề để lọc và hiển thị kết quả tìm kiếm.
- Sử dụng các keywords súc tích, có khả năng định nghĩa chính xác về bạn.
- Để tên thành phố vào trong phần này sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật gấp 23 lần bình thường.
- Nhắc lại tiêu đề liên tục trong toàn bộ hồ sơ của bạn.
Sử dụng các từ khóa tìm kiếm như: Chuyên gia chiến lược nội dung, B2B Blogger, nhà văn, sáng tạo nội dung, giám đốc sáng tạo hoặc content marketer. Tiêu đề của Pamela Muldoon là một ví dụ đáng để học hỏi.
Bonus tips:
- Đừng dùng những khẩu ngữ chung chung kiểu: super (cực siêu), big star in… (ngôi sao lớn trong lĩnh vực…). Thay vào đó, hãy thể hiện là bạn có năng lực như thế nào trong phần hồ sơ chi tiết.
- Nếu bạn loay hoay chưa biết dùng các keywords gì để khả năng tìm kiếm cao nhất, công cụ Google Adwords miễn phí có thể giúp cho bạn mặc dù nó không trực tiếp kết nối với thuật toán tìm kiếm của LinkedIn.
- Giới hạn kí tự: 120
BIẾN PHẦN SUMMARY TRỞ THÀNH CÂU CHUYỆN VỀ CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP CỦA BẠN
Hãy coi “Summary” như 1 chiếc thang cuốn. Đừng ngại khoe khoang các “chiến tích” của bản thân nhưng phải đảm bảo tính chân thực và sẵn sàng bằng chứng chứng minh khi cần thiết.
“Dữ kiện, Số liệu, Ví dụ cụ thể – Đây chính là những yếu tổ cơ bản để có Nội dung “ăn khách””, Jonathan Kranz chia sẻ.
Tiếp cận theo những hướng này, bạn sẽ dễ dàng có được 1 phần Summary ấn tượng:
- Nêu ra các thành tựu, giải thưởng, danh hiệu đã đạt được nếu có.
- Trích dẫn các ấn phẩm, bài viết mà bạn thực hiện/có đóng góp
- Liệt kê những ngành/chuyên ngành mà bạn đã gặt hái được nhiều thành tựu/mong muốn theo đuổi.
- Thêm phần “Lĩnh vực chuyên môn” – Tổng hợp các từ khóa “đắt giá” để mô tả chuỗi kĩ năng của bạn.
Dianna Huff, Chủ tịch của Huff Industrial Marketing là một ví dụ đáng để học tập.
Bonus tips:
- Hãy thể hiện Summary chân thực như chính con người bạn. Nếu bạn đang vướng mắc ở phần này, hãy nhờ một người bạn hoặc đồng nghiệp nhận xét về bạn. Theo nghiên cứu của LinkedIn, 52% mọi người cảm thấy dễ phán xét về người khác hơn là phán xét chính bản thân mình.
- Cố gắng thể hiện dấu ấn cá nhân/cá tính của bạn trong Summary. Gần 87% nhà tuyển dụng tìm kiếm điều này.
- Giới hạn phần Summary là 2000 kí tự: Hãy sử dụng triệt để nếu có thể (Viết phần Summary với tối thiêu 40 từ trở lên sẽ dễ dàng được xếp hàng cao hơn)
- Sử dụng các ký tự, biểu tượng… để phần Summary của bạn nổi bật hơn nhưng đừng quá “tùy tiện”. Dưới đây là các ký tự, biểu tượng… phổ biến mà bạn nên sử dụng cho Profile của mình.
Mũi tên
► ◄ ▲ ▼ ⇒ ⇓ ⇔ ⇕ ⇖ ⇗ ⇘ ⇙ ⇚ ⇛
Sao
★ ☆ ✱ ❉ ❊
Điểm và tích
■ □ ◊ ● ♦ ◘ √
Các biểu tượng khác
™ © ® ℠
✎ ✑
Điện thoại
✆ ☏
Dòng
☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲☲
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
SHOW CÁC DẪN CHỨNG, THÀNH TỰU CỤ THỂ TRONG CÔNG VIỆC MÀ BẠN CÓ ĐƯỢC
Hình ảnh, truyền thông, các tài liệu, ấn phẩm sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn và chứng minh cho những gì bạn đã nhắc đến trong Summary. Ví dụ, nếu trong Summary hoặc Headline bạn đã xây dựng hình ảnh của bản thân như một diễn giả, nhà văn hoặc tư vấn viến, đừng ngần ngại đưa ra các ví dụ minh chứng cho điều này nhé. Học theo Michael Brenner, CEO của Marketing Insider Group chẳng hạn:
Hay như Roger Parker, nhà phát hành, blogger và nhà văn thì anh ấy lại chọn show các bài thuyết trình, các bài báo, bìa các cuốn sách mình đã xuất bản…
Bonus tips:
Chọn 1 Số keywords chính trong Summary của bạn để minh họa ở đây. Bạn đã từng viết những bài nào cho blog hay website của công ty? Bạn đã từng thuyết trình/thuyết giảng trước đám đông khi nào? Chia sẻ link, slide, video…. từ những sự kiện, thành tựu đó.
ĐĂNG BÀI POSTS TRÊN PROFILE
Viết những bài posts “có tâm” trên LinkedIn có thể lôi kéo người đọc theo dõi LinkedIn của bạn thường xuyên. Điều này cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng trở thành “người nổi tiếng” trong cộng đồng mục tiêu của mình – những người trong vòng kết nối của bạn.
Bonus tips:
- Tiêu đề bài viết phải đảm bảo súc tích và hấp dẫn. Paul Shapiro của Search Wilderness nhận thấy những Tiêu đề trong khoảng 40 đến 49 kí tự sẽ dễ có được lượng views khủng hơn bình thường.
- Chọn hình đại diện cho bài post.
- Đừng viết những bài posts vu vơ chẳng vì bất cứ mục tiêu nào. Hãy đem đến cho người đọc những bài viết và nội dung chất lượng, có liên mật thiết đến nhu cầu của họ và giúp họ giải quyết được những khúc mắc, vấn đề cá nhân hoặc truyền cảm hứng. Trở thành người bạn “tâm giao” của độc giả thông qua những bài posts là mục tiêu bạn nên hướng đến.
- Đừng quên câu “call-to-action” ở cuối mỗi bài post. Hãy hỏi độc giả của bạn một câu hỏi để khuyến khích họ bình luận của dưới bài viết. Nếu bài posts của bạn nhận được nhiều comments, likes, sharre, chúng sẽ dễ được hiển thị trên LinkedIn Pulse hơn và dễ dàng tiếp cận đến hàng triệu các độc giả tiềm năng khác.
THƯ GIỚI THIỆU (RECOMMENDATIONS)
Mặc dù LinkedIn không yêu cầu phải có thư giới thiệu để hoàn thiện Hồ sơ, nhưng nếu có thể, đừng ngần ngại nhờ bạn bè, đồng ngiệp, quản lý, cấp dưới, khách hàng… “thẳng thắn” nhận xét về năng lực của bạn trên Profile. 1 vài dòng trong Thư giới thiệu “recommendations” từ những người ngoài cuộc thậm chí có giá trị hơn cả trăm lần tất cả những gì bạn tự “ca tụng” mình trong Profile.
Bonus tips:
- 1 điểm đặc biệt cần có trong Thư giới thiệu: mô tả về mối quan hệ của người giới thiệu và bạn (quan hệ gì? bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên…? quen biết được bao lâu?)
- Miêu tả về dự án 2 người đã cùng thực hiện
- Ghi chú nếu họ có thể tiếp tục hợp tác với bạn trong tương lai hoặc nhờ họ để lại thông tin liên hệ để sẵn sàng cho việc check chéo sau này.
- Có ít nhất 2 đến 3 recommendations cho mỗi vị trí
Bài viết được chia sẻ tại: https://www.linkedin.com/pulse/60-tips-để-bán-mình-chuyên-nghiệp-trên-linkedin-trang-dam-thi-thu/