BunnyCDN đã có PoP ở VN và một số tip tối ưu CDN cho website

BunnyCDN với hệ thống PoP trên toàn thế giới vào tháng 3/2022
Hosting/DomainWebsite

Nói đến CDN là nói đến việc tối ưu tốc độ cho các file media, thường gặp là ảnh, video và các css, js khi truy cập từ các nơi trên thế giới. Với website phục vụ người dùng Việt Nam nhưng có hosting/vps đặt ở nước ngoài thì việc truyền tải dữ liệu sẽ lâu hơn so với các hosting/vps đặt trong nước, đặc biệt chậm trong các lần đứt cáp quang biển, hoặc nghẽn mạng vào các giờ cao điểm.

>>Đăng ký BunnyCDN và nhận 10$ kèm theo 14 ngày dùng thử/1000GB băng thông
tại website https://bunny.net<<

Dùng thử dịch vụ CDN quốc tế của BunnyCDN với PoP tại Việt Nam
Dùng thử dịch vụ CDN quốc tế của BunnyCDN với PoP tại Việt Nam

Bunny là 1 dịch vụ CDN nổi tiếng

Vì nhiều lý do, chúng ta đặt hosting/vps ở Tokyo, Singapore, EU, US và không dùng dịch vụ của các nhà cung cấp trong nước. Tuy đường truyền từ VN đến Tokyo, Hong Kong hay Singapore rất nhanh, độ trễ vào khoảng 40~60ms, nhưng vẫn thấp hơn so với đường truyền trong nước, độ trễ 2~5ms; điều này làm cho tốc độ website bị chậm đi và không tốt cho việc tối ưu hóa tìm kiếm cũng như giữ chân khách truy cập.

CDN viết tắt của Content Delivery Network  mạng lưới máy chủ lưu giữ bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website và phân phối đến nhiều máy chủ PoP. Từ PoP (Points of Presence), dữ liệu sẽ tiếp tục được gửi đến người dùng cuối.

Bunny CDN đã có PoP ở VN, cụ thể là ở TP.HCM. Khi truy cập website ở VN, chúng ta sẽ nhận được bản sao lưu từ máy chủ PoP HCM.

BunnyCDN với PoP đặt tại Việt Nam
BunnyCDN với PoP đặt tại Việt Nam
Bunny CDN với PoP ở Singapore
Cũng với request ở trên, nhưng khi truy cập từ IP ở Singapore, người dùng sẽ nhận được bản sao lưu đặt tại Singapore vì ở đây có tốc độ truy cập lớn nhất (độ trễ thấp nhất).

Những công việc cần làm với Bunny: Pull Zone

Có nhiều hướng dẫn để tối ưu CDN đã được viết nên mình không đi sâu thêm, mà chỉ liệt kê ra các mục theo thứ tự từ trên xuống trong phần Pull Zone.

Ảnh chụp phần Pull Zone của Bunny CDN
Ảnh chụp phần Pull Zones > General của 1 Zone trong Bunny CDN

Thêm CNAME (Add custom hostname)

CNAME này được cấu hình trong phần quản lý tên miền của bạn. Việc thêm CNAME này sẽ làm cho đường dẫn đến file trông “xịn” hơn, “đẹp” hơn so với việc dùng hostname mặc định của Bunny.

CNAME này nằm trong mục Pull Zones > General.

Lựa chọn gói CDN (Standard hay Volume)

Cũng trong mục General, bạn chọn Pricing & Routing. Ở đây bạn chọn Standard Tier và khu vực Asia & Oceania (hiện có giá $0.030/GB), sau đó nhấn Lưu.

Giá băng thông CDN tại Asia của Bunny
Giá băng thông CDN tại Asia của Bunny

Caching và Origin Shield

Tiếp theo là lựa chọn lưu trữ bản sao, bạn chỉ cần lưu ý các điểm dưới đây:
– “Cache Expiration Time” & “Cache Expiration Time”: Chọn Override: 1 year.
– “Vary Cache”: Bật (enable) Desktop / Mobile, Browser WebP Support, Browser AVIF Support

Security và thiết lập chống ‘ảnh tặc’

Tiếp theo là bảo mật, bạn chọn:
– Bật (enable) “Block Post Request”
– “Allowed Referrers”: Điền các website có liên kết với file trong website hiện tại của bạn. Nếu không điền website được phép, mỗi khi có website bất kỳ copy ảnh của bạn thì ảnh sẽ không thể hiển thị lên website đó (mã lỗi 403). Tính năng này có ý nghĩa tránh bị đánh cắp băng thông cho website của bạn.

Thiết lập chống ảnh tặc trong BunnyCDN
Thiết lập chống ảnh tặc trong BunnyCDN

Header Canonical

Tới đây, bạn bật “Add Canonical Headers” lên là được.

Bunny Optimizer

Trong thời gian dùng thử thì nên bật các tính năng trong đây cho biết, chứ giá cũng mắc, $9.5/tháng.

Network Limit (ngưỡng băng thông 1 tháng)

Tại đây, bạn đặt ngưỡng băng thông để tránh bị mất tiền nếu gặp phải DDOS hoặc có quá nhiều truy cập xấu, truy cập ảo. Ở “Monthly Bandwidth Limit (GB)”, bạn đặt 1 con số (GB), ví dụ mình đặt 2 (GB)/tháng cho website của mình vì không có nhiều người truy cập lắm.

Trên đây là các tip để tối ưu cho CDN, với BunnyCDN có rất nhiều cài đặt nên các bạn có thể đăng ký tài khoản để trải nghiệm 14 ngày miễn phí trước khi xuống tiền.